Search

Chức năng nhiệm vụ

LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH

     Trường Đại học Nha Trang là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiền thân của Trường ĐHNT là Khoa Thuỷ sản được thành lập ngày 01/08/1959 tại Học viện Nông Lâm-Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), là nơi mở đầu cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học của nghề cá Việt Nam. Ngày 16/08/1966, theo Quyết định số 155/CP của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Thuỷ sản được tách ra khỏi Học viện Nông Lâm để trở thành Trường Thuỷ sản

     Sau khi thống nhất đất nước, thực hiện công văn số 2915/CP ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ, toàn Trường di chuyển từ An Thụy - Hải Phòng vào thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và lấy tên là Trường ĐH Hải sản theo QĐ số 01HS ngày 04/10/1976 của Bộ Hải sản. Ngày 12/8/1981, Trường ĐH Hải sản được đổi tên thành Trường ĐH Thủy sản theo Công văn số 80TS/VP của Bộ Thủy sản. Theo quy hoạch hệ thống các trường trong cả nước, Nghị quyết (NQ) 73 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 21/04/1984 đã QĐ chuyển Trường ĐH Thủy sản từ Bộ Thủy sản sang Bộ ĐH và Trung học chuyên nghiệp quản lý (nay là Bộ GDĐT). Ngày 25/07/2006, theo QĐ số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường được đổi tên thành Trường  Đại học Nha Trang đóng trên địa bàn Phường Vĩnh Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

     Vấn đề chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học đang trở thành nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng bộ Trường Đại học Nha Trang đã xác định “Nâng cao chất lượng đào tạo là lương tâm trách  nhiệm của đảng viên, cán bộ viên chức, học sinh sinh viên Trường Đại học Nha Trang”. Trong tổng thể các hoạt động của Nhà trường, việc xây dựng và cấu trúc một tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thích nghi với những biến động liên tục của một nền kinh tế mở được coi là chìa khóa thành công trong tương lai.

     Xuất phát từ cơ sở đó Hiệu trưởng quyết định gộp ba bộ phận chức năng từ ba đơn vị: Tổ Quản trị dịch vụ của Phòng quản trị Thiết bị, Tổ Bảo vệ của Phòng Tổ chức Hành chính, Bộ phận Ký túc xá của Phòng Công tác Sinh viên để thành lập Trung tâm Phục vụ trường học theo Quyết định số 986/QĐ-ĐHNT ngày 05/9/2011.

     Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Phục vụ trường học được qui định theo Quyết định số 500/QĐ-ĐHNT ngày 29/4/2022 về việc ban hành Qui định nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường Đại học Nha Trang

NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN

I. Quản lý, khai thác vận hành tài sản, thiết bị được giao

1. Phối hợp phòng Kế hoạch – Tài chính quản lý mặt bằng, đất đai, vật kiến trúc, tường rào, đường giao thông nội bộ (bao gồm cả mặt bằng của Nhà trường tại các Viện, trung tâm);

2. Quản lý hệ thống điện, nước: duy trì khai thác, sửa chữa hệ thống điện (văn phòng, sản xuất, chiếu sáng) và hệ thống cấp thoát nước cho tất cả các khu vực, đơn vị, bộ phận trong Trường;

3. Quản lý và thực hiện việc sửa chữa chống xuống cấp nhà làm việc, giảng đường, xưởng, phòng thí nghiệm, cảnh quan khuôn viên, và các máy móc, thiết bị nội thất, văn phòng.

II. Quản lý Ký túc xá, hội trường, giảng đường và nhà khách

1. Tổ chức nội trú cho SV tại các ký túc xá: quản lý và sắp xếp chỗ ở cho SV nội trú, đảm bảo chất lượng và an toàn trong các KTX. Tổ chức các hoạt động tập thể thúc đẩy SV học tập tốt, rèn luyện tốt.

2. Vận hành, phục vụ nhà khách, hội trường của Trường theo kế hoạch chung phục vụ hoạt động của Nhà trường;

3. Phục vụ hoạt động tại các giảng đường;

4. Quản lý việc sử dụng Nhà huấn luyện đa năng, sân vận động;

III. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động

1. Tổ chức vệ sinh khuôn viên, nhà học, nhà làm việc, KTX; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; quản lý hệ thống cây xanh của Trường;

2. Trực cổng, tuần tra canh gác giữ vững an ninh trật tự, an toàn con người và tài sản trong Trường;

3. Hàng năm, trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch mua sắm bảo hộ lao động;

4. Tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy theo qui định của pháp luật;

5. Đảm bảo vệ sinh môi trường trong khuôn viên của Nhà trường.

IV. Công tác y tế học đường

     Thực hiện nhiệm vụ y tế học đường theo qui định của Thông tư số 33/202/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

V. Hoạt động dịch vụ

1. Quản lý các hoạt động dịch vụ trong Trường: cho thuê mặt bằng kinh doanh dịch vụ phù hợp qui định của pháp luật và được Hiệu trưởng phê duyệt;

2. Tham mưu khai thác dịch vụ (theo thời vụ) phù hợp qui định của pháp luật tại nhà huấn luyện đa năng, sân vận động, hội trường, phòng họp, giảng đường, ký túc xá nhằm khai thác công năng của tài sản, mang lại nguồn thu hợp pháp cho Nhà trường, nhưng không làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của Nhà trường.

VI. Công tác khác

1. Quản lý, đánh giá VC, NLĐ của đơn vị; quản lý tài sản, thiết bị được giao;

2. Thực hiện chế độ báo cáo, giải trình về nhiệm vụ được giao theo qui định;

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng trường hoặc Hiệu trưởng giao.

 

TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC

A. Tổ Ký túc xá - Dịch vụ: Hoạt động với phương châm “Thân thiện, hỗ trợ và phát triển”.

-  Bố trí chỗ ở cho SV, đề xuất với Giám đốc Trung tâm các biện pháp đảm bảo vệ sinh, tiện nghi, an toàn và trật tự trong KTX được giao thầu.

- Kiểm tra, đôn đốc SV thực hiện tốt nội qui, qui chế.

- Đảm bảo an toàn trong KTX. Chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu để xảy ra những mất mát tài sản của SV  trong KTX (đã được đăng ký sử dụng trong KTX).

- Kiểm tra, tổng hợp các hư hỏng, sự cố KTX báo cáo Giám đốc TT, đề xuất biện pháp khắc phục.

- Thu tiền điện, nước và nộp cho phòng Kế hoạch-Tài chính.

- Quản lý Dịch vụ Nhà xe; thuê mặt bằng; Căng  tin; Nhà Huấn luyện đa năng.

B. Tổ quản trị - Môi trường: Hoạt động với phương châm “Tận tụy, sáng tạo và hiệu quả”

- Mở, đóng cửa phòng học.

- Vệ sinh phòng học: Bục giảng, bảng, bàn ghế và chỗ ngồi học.

- Cho mượn và quản lý máy chiếu, màn hình.

- Phục vụ phòng chờ và vệ sinh phòng chờ.

- Dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng ngay sau giờ giải lao và kết thúc buổi học.

- Tổng hợp tình hình sử dụng phòng học và các thiết bị giảng dạy; tình hình tiết kiệm điện; tiếp nhận ý kiến phản ánh của CBGD và SV; thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời với Lãnh đạo đơn vị những hư hỏng và khuyết tật cần khắc phục cũng như ý thức giữ gìn tài sản công của CBGD và SV.

- Chịu trách nhiệm bồi hoàn các tài sản của tập thể bị trộm cắp.

- Cấp điện, nước đầy đủ đến các tòa nhà trong khuôn viên.

- Ghi số và tính tiền điện, nước của các KTX hàng tháng báo cáo GĐ và gửi đến các KTX.

- Nạo vét hố ga, hệ thống thoát nước.

- Vệ sinh hệ thống cấp nước tiệt trùng tại các tòa nhà và các KTX.

- Kiểm tra xử lý kịp thời các vòi nước, vòi lavabo trong tất cả các tòa nhà.

- Xử lý các hư hỏng của hệ thống điện trong khuôn viên Trường.

- Quét dọn và làm sạch các con đường và sân vườn hàng ngày.

- Tưới nước, chăm sóc các bãi cỏ.

- Trồng bổ sung, cắt tỉa cây xanh, chăm sóc cây xanh.

C. Tổ Bảo vệ: Hoạt động với phương châm “ Bản lĩnh, mưu trí và hiệu quả”

- Trực cổng 24/24 giờ ngày.

- Kiểm soát cổng Trung tâm Huấn luyện thuyền viên.

- Kiểm soát, củng cố toàn bộ hàng rào xung quanh trường.

- Thường xuyên tuần tra, canh gác đảm bảo giữ vững tài sản, đất đai, nhà xưởng của trường và kịp thời ngăn chặn, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xử lý người dân xâm lấn đất đai, sử dụng hành lang xung quanh trường để buôn bán…

- Đóng, mở khóa tất cả các tòa nhà trong trường (trừ KTX và giảng đường).

- Tuần tra thường xuyên toàn bộ khuôn viên trường trong giờ cao điểm.

- Đảm bảo an toàn cho toàn bộ tài sản và con người trong khuôn viên trường. Xử lý kịp thời các vụ việc gây rối trật tự trong trường, kết hợp các nhà thầu xử lý các vi phạm an ninh trật tự của HSSV.

- Giám sát và kiểm soát (khi cần thiết) việc đi lại của CBVC nói chung và theo dõi việc đi làm của CBVC khối hành chính.

- Chịu trách nhiệm bồi hoàn các tài sản của tập thể bị mất cắp.

 

MỤC TIÊU - NGUYÊN TẮC

A. MỤC TIÊU

1. Đảm bảo an toàn, trật tự và cảnh quan môi trường xanh, sạch gọn; đồng thời tạo sự thân thiện với HSSV để hỗ trợ tốt công tác quản lý KTX và an ninh, an toàn người và tài sản trong khuôn viên trường.

2. Phục vụ kịp thời với chất lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy, NCKH và công tác quản lý môi trường.

3. Đảm bảo  chất lượng dịch vụ hài lòng người được phục vụ; đồng thời luôn giữ vững nguyên tắc thu – chi theo qui định đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

4. Khai tác tốt tiềm năng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của trường giao để tăng nguồn thu nộp cho trường đúng, đủ và kịp thời.

B. NGUYÊN TẮC

1. Lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng và quản lý điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện các hoạt động của Trung tâm công khai, minh bạch.

2. Phân công lao động theo khả năng, tự nguyện của của mỗi người và đảm bảo nhiệm vụ luôn đi đôi với quyền lợi.

3. Thực hiện chế độ báo cáo, họp đinh kỳ:

    - Sau 30 phút đầu giờ mỗi buổi sáng làm việc trong các tuần, viên chức (người lao động) phải báo cáo tình hình chung theo nhiệm vụ được phân công cho các tổ trưởng; sau 40 phút đầu giờ các tổ trưởng (Phó GĐ) phải báo cáo cho Giám đốc qua điện thoại hoặc trực tiếp.

    - 1 lần / tháng các tổ công tác họp giao ban trong  thời hạn không quá 2 giờ. Nếu họp ngoài giờ hành chính cũng không quá 3 giờ.

    - 1 lần/ tháng Giám đốc họp giao ban liên tịch với các Phó Giám đốc và Tổ trưởng, Bí thư, Chủ tịch công đoàn trực tiếp (27/28).

    - 1 lần/ quý Giám đốc họp giao ban công tác với toàn thể CBVC & người LĐ Trung tâm.

4. Trong giờ làm việc (ca trực), tuyệt đối không CBVC & người LĐ nào được tắt điện thoại di động. Ngoài giờ làm việc, một số cá nhân phải để điện thoại 24/24 và phải nghe máy khi có người liên hệ công việc.

5. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Trung tâm trước Hiệu trưởng và pháp luật; các  Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc; viên chức & người lao động chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và Lãnh đạo đơn vị về kết quả thực thi công vụ của bản thân.