Trường Đại học Nha Trang là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiền thân của Trường ĐHNT là Khoa Thuỷ sản được thành lập ngày 01/08/1959 tại Học viện Nông Lâm-Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), là nơi mở đầu cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học của nghề cá Việt Nam. Ngày 16/08/1966, theo Quyết định số 155/CP của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Thuỷ sản được tách ra khỏi Học viện Nông Lâm để trở thành Trường Thuỷ sản
Sau khi thống nhất đất nước, thực hiện công văn số 2915/CP ngày 01/10/1976 của Hội đồng Chính phủ, toàn Trường di chuyển từ An Thụy - Hải Phòng vào thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và lấy tên là Trường ĐH Hải sản theo QĐ số 01HS ngày 04/10/1976 của Bộ Hải sản. Ngày 12/8/1981, Trường ĐH Hải sản được đổi tên thành Trường ĐH Thủy sản theo Công văn số 80TS/VP của Bộ Thủy sản. Theo quy hoạch hệ thống các trường trong cả nước, Nghị quyết (NQ) 73 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 21/04/1984 đã QĐ chuyển Trường ĐH Thủy sản từ Bộ Thủy sản sang Bộ ĐH và Trung học chuyên nghiệp quản lý (nay là Bộ GDĐT). Ngày 25/07/2006, theo QĐ số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường được đổi tên thành Trường Đại học Nha Trang đóng trên địa bàn Phường Vĩnh Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Trụ sở chính của Trường Đại học Nha Trang đóng trên địa bàn Phường Vĩnh Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Toàn bộ khuôn viên của Nhà trường được quy hoạch xây dựng trên diện tích đất 172.111 m2, nằm trọn trên ngọn đồi Lasan với hai mặt giáp biển, cách trung tâm Thành phố Nha Trang 1,5 km, san bay Cam Ranh 35 km, cách ga xe lửa gần 4 km, cách bến xe ô tô phía Bắc gần 2 km . Đây là nơi giao thoa giữa nền kiến trúc hiện đại và các toàn nhà với lối kiến trúc kiểu Pháp cùng những công trình có tuổi đời hơn 80 năm. Ngoài ra, Nhà trường còn có một số cơ sở tại Tỉnh Khánh Hòa như Trại nuôi trồng thủy sản thực nghiệm tại Ninh Phụng (diện tích: 67.209 m2), cơ sơ thực nghiệm đóng tàu tại Hòn Rớ (4.976 m2) và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng tại Cam Lâm (diện tích: 60.600 m2)
Tổng thể khuôn viên Trường Đại học Nha Trang
Khu nhà với tuổi đời trên 80 tuổi
Khu nhà phòng Thí nghiệm Hóa - Sinh
Từ sân trường đại học có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của cả vịnh Nha Trang xinh đẹp trong tầm mắt. Tại đây, bạn sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, mát mẻ từ gió biển đưa đến.
Một góc nhìn Vịnh Nha Trang
Với lịch sử gần 62 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Nha Trang có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch đẹp và vô cùng yên tĩnh. Toàn bộ khuôn viên Trường được bao trùm bởi không gian xanh, các khu học tập, thể thao tràn ngập cây cối và màu sắc của hoa cỏ. Môi trường cảnh quan được Ban Giám hiệu Nhà trường giao cho Trung tâm Phục vụ Trường học chăm lo hàng ngày được cán bộ viên chức và sinh viên cảm nhận là một môi trường nhân văn, một môi trường vì cuộc sống của chúng ta và phải là môi trường như đã được thể hiện trong thuyết “thiên-địa-nhân” Môi trường cảnh quan ấy phải trên cơ sở tạo được sự hài hòa của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo (công trình kiến trúc) và sự hoạt động của con người và sinh vật. Sự hài hòa ấy chính là sự gắn kết và phát triển của các yếu tố đó trên cơ sở của một hệ sinh thái và một sự phát triển bền vững bởi vì những tác động của cán bộ viên chức và người lao động của Trung tâm Phục vụ Trường học tác động vào môi trường tự nhiên trong đó có hoạt động xây dựng sửa chữa, chăm sóc, vệ sinh ... hàng ngày đã làm thay đổi cảnh quan của Nhà trường, một môi trường tô vẽ Ngôi Trường thân thiện, hài hòa
Đường -Thanh Niên- trong khuôn viên Trường
Giảng đường học tập, Sân thể thao
Khung cảnh trước Phòng họp số 4
Hệ thống Bảng chỉ dẫn liên kết các con đường nội bộ liên thông các công trình Giảng đường, tòa nhà làm việc, khu thí nghiệm-thực hành... Các Bảng chỉ dẫn được Nhà trường đầu tư không chỉ về chất liệu Gỗ cao cấp mà còn được thiết kế tinh tế và đẳng cấp như các khu Resort. Điều này mang lại nét hài hòa, đồng nhất với các cơ sở vật chất trong Trường.
Công tác cải tạo cảnh quan môi trường luôn là một trong những công việc được Ban Giám hiệu ưu tiên thực hiện. Hàng năm, Nhà trường đầu tư kinh phí mua sắm các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu; ngoài ra, các Tổ tham mưu tư vấn lựa chọn cây trồng, vị trí trồng đảm bảo cây phát triển tốt, tạo môi trường xanh, sạch đẹp.
.
Sơ đồ tổng thể bố trí các tòa nhà làm việc, học tập (G1-G7, Nhà Đa năng) và Ký túc xá (K1-K8).
Một số hình ảnh các Tòa nhà hành chính:
Khu nhà A8 (450 m2) Khu nhà Hành chính
|
Tòa nhà Đa năng với tổng diện tích 4,830 m2, được thiết kế 10 tầng bao gồm các phòng ban, Khoa và có 19 phòng học. Tòa nhà được lắp đặt hệ thống thang máy hiện đại và Hệ thống máy lạnh cho tất cả các phòng học và phòng làm việc của các Khoa.
Tầng 1: Phòng học
Tầng 2: Phòng học
Tầng 3: Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng, Trung tâm Ngoại ngữ
Tầng 4: Khoa Ngoại ngữ, Phòng thực hành anh văn LAB 1-4
Tầng 5: Khoa Kế toán - Tài chính, Tổ IT.
Tầng 6: Khoa Du lịch, Khoa Kinh tế
Tầng 7: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Công nghệ thông tin
Tầng 8: Khoa Xây dựng, Phòng học
Tầng 9: Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ SV
Tầng 10:
|
Tòa nhà làm việc B3 với tổng diện tích 3,760 m2, là nơi tập trung học tập, nghiên cứu của Khoa Công nghệ Thực phẩm, Viện Nuôi trồng Thủy sản và các phòng nghiên cứu chất lượng cao.
Tòa nhà B3
Tòa nhà làm việc với tổng diện tích 555 m2, là nơi tập trung học tập, nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản và các phòng thực hành Cơ học vật liệu, Kỹ thuật Xây dựng; Hội trường 3.
Tòa nhà Viện KHCN Khai thác Thủy sản
.
Nhà trường có 08 khu vực giảng đường chính với tổng diện tích 21,381 m2, bao gồm 128 phòng học có sức chứa từ 60 đến 120 Sinh viên. Các khu vực Giảng đường được bố trí xây dựng hợp lý, đảm bảo độ thoáng mát, lấy ánh sáng tự nhiên; đồng thời xen kẽ các công trình xây dựng của khu nhà Thí nghiệm-Thực hành, các tòa nhà làm việc của các Khoa, Viện đảm bảo nhu cầu dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Giảng viên và Sinh viên. Tất cả các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, hỗ trợ công tác giảng dạy (Máy chiếu, Tivi, Thiết bị âm thanh ...) và có người phụ trách công tác vệ sinh môi trường, phòng học riêng cho từng Giảng đường. Hệ thống mạng không dây miễn phí đã phủ sóng trong toàn Trường.
Một số hình ảnh về các tòa nhà Giảng đường:
1. Giảng đường G1: diện tích 1,800m2, có 3 phòng học
2. Giảng đường G2: diện tích 3,300m2, có 23 phòng học
3. Giảng đường G3: diện tích 2,938m2, có 16 phòng học
4. Giảng đường G4: diện tích 1,022m2, có 5 phòng học được trang bị hệ thống máy lạnh.
5. Giảng đường G5, với diện tích 1,100m2, có 8 phòng học
6. Giảng đường G6: diện tích 2,250 m2, có 12 phòng học.
7. Giảng đường G7: diện tích 3,521 m2, có 22 phòng học.
Ngoài ra, Trường còn có 03 Hội trường lớn với tổng diện tích 1,658m2, vừa là nơi tổ chức Hội họp, các sự kiện trong và ngoài Trường; Đồng thời là nơi học tập cho Sinh viên.
Hội trường 1: sức chứa 300 Sinh viên
Hội trường 2: Nơi học tập, sinh hoạt ngoài trời cho Sinh viên
Hội trường 3: Sức chứa hơn 800 Sinh viên
Các khu vực học tập ngoài trời luôn là nơi được Sinh viên yêu thích và lựa chọn. Đây không chỉ là nơi thoáng mát với luồng gió biển tự nhiên, không gian sạch mà còn bao trùm bởi không gian "sống ảo" của cây và hoa.
Khu vực học tập ngoài trời tại Hội trường 1 (Mùa hoa Tuyết Sơn nở)
Khu vực học tập ngoài trời tại Hội trường 2 (Mùa hoa cây Chuông vàng)
Khu vực học tập ngoài trời tại sau Giảng đường G3 (Mùa hoa Phượng đỏ)
Khu tự học tập ngoài trời Giảng đường G4 (Mùa hoa bông Giấy)
Các phòng thí nghiệm được bố trí chủ yếu tại Tòa nhà A2 và B3, phòng thực hành được bố trí tại Giảng đường G1, Xưởng Cơ khí và Tòa nhà Viện Khai thác Thủy sản. Tất cả được quản lý tập trung, giao cho Trung tâm Thí nghiệm thực hành đảm nhiệm.
Tòa nhà A2 với tổng diện tích 1,140 m2, đây là nơi đặt các phòng thí nghiệm thực hành cho các ngành Công nghệ Chế biến, Thực phẩm, Môi trường.
Tòa nhà A2
Tòa nhà B3 với tổng diện tích 3,760 m2, đây là nơi đặt các phòng thí nghiệm thực hành liên quan các ngành Công nghệ Sinh học, Hóa Vi sinh, Sinh lý-Sinh Thái, Dinh dưỡng-Thức ăn ...
Tòa nhà B3
Tòa nhà G1, Viện Khai thác thủy sản, Xưởng Cơ khí chủ yếu tập trung các phòng thực hành liên quan các ngành Cơ Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật lạnh.
1. Phòng thực hành Máy vi tính được quản lý tập trung tại Giảng đường G8 với tổng diện tích 3,462m2 và tòa nhà Đa năng, có 9 phòng học. Hệ thống phòng thực hành được trang bị thiết bị máy vi tính, thiết bị mạng hiện đại, cấu hình mạnh mẽ, kết hợp Máy chiếu được lắp đặt tại mỗi phòng máy đảm bảo công tác dạy học, thực hành của Giảng viên và Sinh viên trong Trường. Công tác vận hành, quản lý phòng máy được các Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin đảm nhiệm.
Khuôn viên Giảng đường G8 rộng và thoáng mát vừa là nơi học tập ngoài trời, là nơi diễn ra các hoạt động thể thao vào buổi chiều sau những giờ thực hành.
Giảng đường G8
Trong năm 2023, phòng thực hành đào tạo về An ninh Mạng đã được hoàn thiện và đi vào vận hành theo dự án KOICA IBS được phối hợp thực hiện bởi Trường Đại học Nha Trang và Công ty TNHH DuDu IT (Hàn Quốc) dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Với kinh phí là 1 triệu USD, dự án thiết lập một phòng thực hành và hỗ trợ Trường ĐH Nha Trang đào tạo về an ninh mạng. Phòng thực hành này được trang bị phần cứng và phần mềm tiên tiến nhất, gồm 50 bộ máy tính để bàn, 100 màn hình, 3 máy chủ, 3 máy lưu trữ và máy chiếu chất lượng cao...
Phòng thực hành An ninh Mạng tại Tòa nhà Đa năng
2. Một số phòng thực hành ứng dụng phục vụ Giảng dạy chuyên ngành Kế toán-Tài chính, Luật, Du lịch ...
Phòng thực hành Ngân hàng - Chứng khoán Khoa Kế toán Tài chính
|
|
Phòng thực hành Luật
Phòng thực hành ngành Du lịch
3. Tòa nhà Viện Khai thác thủy sản, tòa nhà Khoa Kỹ thuật Giao thông tập trung các phòng thực hành liên quan các ngành Cơ Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật lạnh: Xưởng Cơ khí, Xưởng ô tô, phòng thực hành CNC ...
Xưởng thực hành Cơ khí với tổng diện tích 3,610 m2
Xưởng thực hành ô tô
4. Viện Nghiên cứu chế tạo Tàu thủy với tổng diện tích 4,000 m2, đặt tại cảng Hòn Rớ, Phước Đồng, là nơi sửa chữa và thực hành, nghiên cứu đóng mới tàu thủy.
5. Trung tâm nghiên cứu Giống và Dịch bệnh thủy sản, đặt tại vị trí sát bên Giảng đường G2, với tổng diện tích 374 m2. Trung tâm là nơi phục vụ các hoạt động nghiên cứu Thủy sản, các lớp thực hành cho Sinh viên và tập huấn nông ngư dân, kỹ thuật viên các đơn vị sản xuất kinh doanh, các bộ quản lý ngành nuôi trồng thủy sản.
|
Bể nuôi cá giống
|
.
Thư viện tọa lạc trên khuôn viên phía Đông Bắc Nhà trường với diện tích 12000 m2, bao gồm 3 tòa nhà phục vụ cho mượn, đọc và tra cứu tài liệu với hơn 1000 chỗ ngồi, 2 kho sách và báo chí tổng hợp theo hình thức kho mở; cổng thông tin điện tử và thư viện số; phát hành và xuất bản giáo trình…
Tài nguyên đọc của Thư viện bao gồm 15.000 tên tài liệu chuyên ngành tiếng Việt và tiếng Anh với 60.000 bản, hơn 300 đầu báo và tạp chí trong nước và nước ngoài. Tài nguyên điện tử trên Thư viện số với 10.000 sách, luận văn, luận án, giáo án và các công trình khoa học khác. Nguồn tài nguyên số toàn văn của Thư viện có thể phục vụ trên internet cho người dùng sử dụng ở bất cứ lúc nào, bất cứ đâu và được kết nối với nhiều kho dữ liệu khác thông qua cổng thông tin điện tử của Thư viện.
Hiện nay, Thư viện đã ứng dụng thành công công nghệ RFID vào quản lý an ninh và lưu thông tự động, người dùng có thể tự mượn sách tại Thư viện mà không cần qua thủ thư, thao tác mượn hay trả sách tại máy đơn giản và tiện lợi. Ngoài ra Thư viện còn trang bị hệ thống máy tra cứu tình trạng tài liệu trước khi mượn thông qua các màn hình cảm ứng và wifi; công nghệ RFID, với việc lắp đặt chíp RFID, dây từ cho từng cuốn tài liệu; thiết bị cổng từ an ninh Hybrid và mạng lưới camera quan sát toàn bộ trong và ngoài tòa nhà
Nguồn: https://thuvien.ntu.edu.vn/
.
Nhà tập đa năng với tổng diện tích 8,417 m2, bao gồm: Nhà thi đấu với diện tích 3,313 m2 và Sân cỏ ngoài trời với diện tích 5,104 m2.
Nhà thi đấu thể thao được lắp đặt hệ thống trang thiết bị hiện đại, đủ tiêu chuẩn tổ chức các sự kiện thể thao trong nước. Nơi đây đã từng diễn ra các Giải bóng đá Fusal toàn quốc hai năm 2019, năm 2020; Giải Muay 2019; Giải Bóng chuyền, Bóng rổ VBA-NTU Arena 2021.
Giải Fusal HDBank 2019
Giải Muay 2019
Vòng chung kết Giải Fusal HDBank 2020 - Vô địch quốc gia. Với sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND Tỉnh và các ban lãnh đạo VFF, VOV
Giải VBA-NTU Arena 2021: Sân thi đấu
Giải VBA-NTU Arena 2021: Phòng thay đồ
.
Các phòng học, hội trường được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại bao gồm: máy chiếu, Tivi 65"-70", hệ thống điều chỉnh âm thanh, bảng chiếu LED... Thiết bị máy lọc nước uống nóng lạnh phục vụ GV, SV được trang bị đầy đủ tại mỗi Giảng đường. Hệ thống máy lạnh được trang bị cho toàn bộ tòa nhà Đa năng (hơn 80 phòng) và giảng đường G4 (5 phòng học) và một số tại các đơn vị chức năng, khoa, viện, trung tâm.
Hội trường 1
Phòng học Giảng đường G4
Toàn bộ khuôn viên Trường đã được phủ sóng mạng không dây. Tại mọi lúc, mọi nơi Giảng viên và SV có thể truy cập mạng miễn phí, hỗ trợ cho công tác dạy và học. SV ngày càng ưa chuộng hơn các khu tự học với đầy đủ hệ thống điện, nước uống, kết nối mạng nhanh đưa lại những ích lợi thiết thực cho việc học.
Hệ thống máy vi tính được sử dụng cho việc thực hành được trang bị cấu hình mạnh, quản lý bởi đội ngũ Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin.
|
Thực hành Mạng - Truyền Thông
|
Phòng thực hành An ninh Mạng
Các khu thí nghiệm - thực hành, được quản lý bởi các Giảng viên thuộc Trung tâm Thí nghiệm thực hành, đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị thiết yếu, trong đó có nhiều thiết bị hiện đại, đắt tiền đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu của Giảng viên và SV.
Tham khảo tại địa chỉ https://trungtamtnth.ntu.edu.vn/Phong-Thi-nghiem-thuc-hanh
TN Công nghệ Sinh học TN Công nghệ Thực phẩm Thí nghiệm Hóa
Thực hành Cơ khí TH Tự động hóa Mô phỏng Tàu
Tại Thư viện: Thiết bị tự động nhận dạng thông qua công nghệ RFID giúp người dùng có thể dễ dàng trả sách; hệ thống máy tra cứu tình trạng tài liệu trước khi mượn thông qua các màn hình cảm ứng và wifi; thiết bị cổng từ an ninh Hybrid phát hiện từng cuốn tài liệu đã được lắp đặt chíp RFID, dây từ và mạng lưới camera quan sát toàn bộ trong và ngoài tòa nhà
Cổng từ nhận dạng cuốn tài liệu
Nhà trường có xe đưa đón Sinh viên đi thực tập, tham gia tổ chức các sự kiện ... xe ô tô điện phục vụ di chuyển nội bộ trong Trường
Đội Phòng cháy chữa cháy, Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) của Trường thường xuyên kiểm tra của các hoạt động máy nổ, máy tự động chữa cháy, kế hoạch hàng tuần kiểm tra thường xuyên một lần theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo PCCC&CNCH của Trường. Nhà trường thường xuyên phối hợp cùng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH.Tại khóa tập huấn, các đội viên đã được phổ biến các lý thuyết về Luật PCCC; những vấn đề cơ bản trong công tác PCCC&CNCH; PCCC&CNCH tại cơ sở; kỹ năng thoát nạn khi cháy; cách sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại chỗ… Ngoài ra, người học còn được thực hành trực tiếp sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập phuy, khay xăng dầu đang cháy; rải vòi, cầm lăng chữa cháy, sử dụng dây cứu người; di chuyển nạn nhân trong đám cháy và sơ cứu; triển khai đội hình chữa cháy; xử lý tình huống cháy mẫu…
.